THỜI TRANG NHỮNG NĂM 1940
Thời trang của những năm 1940 được định hình bởi Thế chiến thứ II. Thời trang về cơ bản đã ‘tạm dừng’ trong chiến tranh. Nhiều nhà may thời trang cao cấp tại Paris từng là những nhà may hàng đầu thế giới vào thời điểm đó đã đóng cửa hoặc ngừng kinh doanh. Mọi nguồn lực cần thiết đều được kiểm soát. Các nhà máy vải cũng chuyển sang sản xuất phục vụ cho nỗ lực chiến tranh và vải may váy bị hạn chế thông qua các hướng dẫn “thắt lưng buộc bụng”.

Khi nghĩ đến thời trang thập niên 40, hãy hướng đến sự quyến rũ của Pin Up và phong cách thực tế của các cô gái Land Army thời chiến. Hãy nghĩ đến những chiếc váy khiêu vũ cực kỳ nữ tính với họa tiết hoa, giày đế xuồng và giày brogue. Nhưng đó cũng là thời đại mà các nhà thiết kế, đã vượt qua giới hạn sáng tạo của mình theo các nguyên tắc khắc khổ, tạo ra các kỹ thuật xếp nếp đơn giản nhưng đẹp mắt, đưa peplum vào váy và đệm vai theo những lối đơn giản nhất, từ đó tạo ra phong cách Film Noir tuyệt vời mà chúng ta ngưỡng mộ ngày nay.

Trang phục thập niên 40 là một ví dụ hoàn hảo về mức độ ảnh hưởng của chính trị, văn hóa và “hoàn cảnh” xã hội lên thời trang. Thập kỷ này chứng kiến nhiều thay đổi và những gì chúng ta được biết đến cũng như đang hoài niệm là phong cách cổ điển mà chỉ duy nhất được thể hiện trong vài năm của thập kỷ kể từ khi phong cách mới của Dior ra mắt vào năm 1947, đưa thời trang nữ trở lại với sự nữ tính rõ ràng, trong khi quần áo nam và trẻ em đều bắt đầu nghiêng về phong cách thể thao, giản dị của Mỹ.
Phong cách đầu những năm 40
Vào đầu thập niên này, rất nhiều nhà thiết kế người Mỹ xuất hiện như Adrian, Claire McCardell và Pauline Trigère… Nhiều nhà thiết kế thời đó hướng đến phong cách nhẹ nhàng và ít cấu trúc hơn so với chuẩn mực của thời trang Pháp. Nghĩa là kiểu dáng có vai rộng hơn, eo hẹp kết hợp peplum, váy chữ A xếp ly đơn dài vừa qua gối.

Những bộ trang phục phổ biến của phụ nữ những năm 1940 bao gồm áo khoác vai vuông với áo sơ mi kiểu đơn giản và váy phù hợp, váy sơ mi dài tay hoặc ngắn tay và váy Kitty Foyle (váy tối màu với cổ áo và gấu tay màu trắng hoặc sáng màu). Nhờ những người nổi tiếng như Katherine Hepburn và Marlene Dietrich, quần dài cũng trở thành trang phục chủ đạo trong thời trang nữ, thường kết hợp với áo nhiều màu sắc và áo khoác phù hợp. Lụa và nylon bị cấm sử dụng cho quần áo. Các phụ kiện phổ biến là áo khoác lông, găng tay, mũ halo, mũ hộp có mạng che mặt và ví cầm tay.

Chính trong thời kỳ khó khăn với nhiều giới hạn này, những giải pháp sáng tạo nhất được tìm ra. Nhiều loại vải mới ra đời (một số không tốt lắm) vì các loại vải truyền thống không dễ sản xuất và một số kiểu cắt sáng tạo chưa từng thấy trong thời trang cũng xuất hiện. Các quy tắc năm 1941 quy định về lượng vải có thể sử dụng, đường viền, độ dài gấu váy, xếp nếp, nếp gấp và thậm chí là số lượng nút có thể sử dụng. Điều này dẫn đến việc loại “quần áo tiện dụng” được gắn nhãn hiệu CC41 ra đời – ngành thời trang đã được quốc hữu hóa một cách không chính thức.
Mặc dù quần áo tiện dụng có ảnh hưởng quan trọng đến thời trang thời bấy giờ, nhưng đừng quên sự may vá tài giỏi của những người phụ nữ tại nhà. Hầu hết các cô gái đều được dạy từ khi còn nhỏ và các quý cô trở thành chuyên gia trong việc may lại những chiếc váy hiện có của mình theo phong cách hiện đại hơn. Thuật ngữ nổi tiếng “tự may và sửa” (make do and mend) phát triển từ đó.
Vì vậy, dù có rất nhiều hạn chế để tập trung nguồn lực vào chiến tranh, những người phụ nữ vẫn luôn không ngừng sáng tạo và theo đuổi cái đẹp. Họ đã phát minh ra những cách khác để cảm thấy thoải mái và chỉn chu hơn trong điều kiện khó khăn nhất. Váy áo thường xuyên được thiết kế lại và các cô gái lục tung hộp đựng đồ trang sức của mẹ để làm mới những bộ trang phục đã qua sử dụng, son môi đỏ trở thành một trong những yếu tố chủ đạo và phụ nữ được khuyến khích thoa son để nâng cao tinh thần (son môi đỏ vào những năm 40 thực chất là màu đỏ cam chứ không phải màu đỏ mà chúng ta thường liên tưởng đến thời đại đó).

Nhưng có lẽ yếu tố thú vị nhất của phong cách thập niên 40 và là yếu tố mà những người đam mê thời đại này thích bắt chước, chính là kiểu tóc mang tính biểu tượng. Tóc không bị hạn chế, mặc dù có thể được cắt ngắn hơn để phục vụ cho công việc chiến tranh, và được tạo kiểu theo những phong cách xa hoa đầy sáng tạo. Đây cũng là thời đại của kiểu tóc cuộn và pompadour, khăn trùm đầu và khăn xếp turban. Tóc chính là cách thể hiện của phụ nữ khi mà mọi thứ khác đều bị hạn chế hoặc khó có thể tìm thấy.

Trang phục giữa những năm 1940
Bất chấp những vấn đề của thời đại, nghi thức xã hội vẫn yêu cầu phụ nữ không được ra khỏi nhà mà không đi tất, đội mũ và mang theo một loạt phụ kiện. Đặc biệt hơn, dù mặc quần áo công sở với quần dài nhưng vẫn bị coi là khiêu dâm cho đến đầu những năm 50. Quần dài phổ biến hơn nhiều ở Mỹ nhưng được những người dũng cảm áp dụng cho các buổi khiêu vũ. Và tất nhiên, vì nguồn cung hạn chế nên phụ nữ được yêu cầu tạo ra ảo giác về tất bằng cách vẽ đường kẻ và làm nâu làn da chân bằng một loại nước sốt nổi tiếng, mặc dù không nhiều phụ nữ áp dụng cách này.
Để tiết kiệm vật liệu hơn nữa, thời trang giữa những năm 40 đã trở nên mềm mại hơn với dáng tròn của vai áo, cổ áo và phần eo thắt chặt. Thay vì mặc những bộ suit, phụ nữ bắt đầu kết hợp áo sơ mi kiểu của họ với nhiều loại quần và váy khác nhau. Giày ba lê là một lựa chọn thay thế phổ biến cho giày cao gót, có đủ loại màu sắc và họa tiết, và có thể kết hợp với mọi thứ từ quần đến váy ngắn và váy dài.

Đối với nam giới, phong cách quân đội đã hòa nhập vào trang phục hàng ngày. Những người không làm nhiệm vụ thường mặc áo khoác phi công, áo khoác dạ ngắn hoặc dài, áo len chui đầu, quần chinos và kính phi công. Do thiệt hại kinh tế mà chiến tranh gây ra, cùng các quy định nghiêm ngặt về trang phục, dẫn đến sự gia tăng của những phong cách giản dị. Dù bộ suit vẫn là trang phục được nam giới mặc nhiều nhất vào những năm 1940, áo sơ mi, áo vest và áo chui đầu Hawaii cũng ngày càng trở nên phổ biến. Những trang phục này kết hợp với quần ống rộng cạp hẹp làm từ len nhẹ hơn và hỗn hợp cotton có màu xanh dương, nâu và xanh lá cây.
Mũ là trang phục bắt buộc phải có đối với bất kỳ trang phục nào. Phổ biến nhất là mũ phớt nỉ len, có màu xám, đen, nâu sẫm và nâu rám nắng. Homburg cũng phổ biến, chủ yếu có tông màu xám và xanh dương, mặc dù chúng mất dần sự phổ biến vào cuối thập kỷ.

Phong cách cuối thập niên 40
Sau khi chiến tranh kết thúc, thời trang nữ quay trở lại với vẻ nữ tính truyền thống của thời kỳ trước chiến tranh. Thời điểm này, váy rất được ưa chuộng, tuy nhiên, quần cũng rất phổ biến. Các nhà mốt Paris mở cửa trở lại và giới thiệu hàng loạt phong cách mới, thiên về kiểu dáng tự nhiên hoặc bất đối xứng hơn so với những đường cong mềm mại của giữa những năm 1940. Váy thường ngày có chiều dài dao động từ đầu gối đến ngang bắp chân, trong khi váy dạ hội thường dài từ gối đến mắt cá chân.
Việc hạn chế về chất liệu được dỡ bỏ, các nhà thiết kế đã quay trở lại với đa dạng các loại vải và thêu cao cấp hơn. Ren, ren thêu, tua rua lụa và các chi tiết đính cườm đều quay trở lại vào cuối thập niên 40. Áo kiểu và áo len được kết hợp với áo khoác bó sát hoặc áo choàng vai ngắn. Hai phụ kiện quan trọng hoàn thiện mọi bộ trang phục là găng tay dài đến cổ tay và mũ phớt, mũ hộp hoặc mũ bicorne.
Thời trang nam giới đã thay đổi đáng kể vào cuối những năm 1940 khi có xu hướng thoát khỏi phong cách quân đội. Áo suit hai hàng khuy trở lại và trở nên rộng hơn ở phần vai. Quần ống túm trở nên phổ biến với phần eo cao, nếp gấp phía trước được ép chặt và ống quần thẳng. Giống như thời trang nữ vào giữa những năm 40, việc kết hợp áo suit, áo khoác thể thao và quần dài đang trở nên phổ biến hơn so với các bộ đồ theo set.

Sự hồi sinh của thập niên 1940

Xu hướng thời trang nữ thập niên 1940 đã quay trở lại. Đó là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển, quyến rũ và hoài cổ với phong cách hiện đại. Các nhà thiết kế và người nổi tiếng đang thêm những nét chấm phá của thập niên 1940 vào diện mạo của họ. Thị trường thời trang cổ điển đang phát triển nhanh chóng từ năm 2023 – 2028. Nhiều người thuộc thế hệ Millennials và thế hệ Z đang trở nên thích đồ cổ hơn quần áo mới.
Trong thế giới thời trang ngày nay, chúng ta tìm kiếm sự chân thực và mối liên hệ với quá khứ. Những năm 1940 mang đến nguồn cảm hứng vô tận. Những phong cách mang tính biểu tượng như quần ống rộng và quần lưng cao liện tục được cập nhật trong thời trang hiện đại. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn lâu dài của thời trang thập niên 1940.
Nhìn lại, rõ ràng là phong cách cổ điển này vẫn được yêu thích cho đến ngày nay. Chúng ta thấy sự thanh lịch và tinh tế cả trên sàn diễn lẫn đường phố. Những năm 1940 nổi tiếng với những người phụ nữ mặc những bộ trang phục táo bạo cùng các chi tiết may đo đầy quyến rũ. Vẻ đẹp vượt thời gian này vẫn truyền cảm hứng cho thời trang ngày nay, kết hợp giữa cũ và mới. Những năm 1940 có thể là thời kỳ thay đổi, nhưng tác động của nó đến thời trang thì rõ ràng và lâu dài.
Dưới đây là một số gợi ý cho những ai yêu vẻ đẹp tuyệt vời này:
Kiểu dáng quyền lực: Vai rộng và eo thắt chặt

Những năm 1940 đã tạo ra một phong cách mạnh mẽ, nữ tính và tinh tế với vai rộng và eo thắt chặt. Nó vừa hợp thời trang vừa thiết thực, vì phụ nữ làm việc nhiều hơn trong Thế chiến thứ II. Kiểu dáng quyền lực vượt thời gian này thể hiện sự tự tin và nữ tính.
Phong cách này quay trở lại thể hiện sự trao quyền cho phụ nữ. Sự thích nghi hiện đại dễ dàng được nhìn thấy trong những chiếc áo khoác có cấu trúc và thắt lưng định hình eo. Nó cho thấy thời trang nữ tính vẫn trường tồn theo thời gian, ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng ngày nay.
Quần lưng cao: sang trọng và thiết thực

Quần lưng cao là một phần quan trọng của thời trang thập niên 1940. Chúng vừa hợp thời trang vừa hữu ích trong thời hiện đại. Phong cách cạp cao từng bắt đầu như một nhu cầu thiết yếu trong thời chiến. Hiện nay, các nhà thiết kế đang tạo ra những phiên bản hiện đại của những chiếc quần cổ điển này. Chúng có nhiều kiểu dáng, như ống rộng và ống côn. Rất tuyệt vời khi kết hợp với áo bó sát, khoe vòng eo. Thêm vào đó, chúng được làm bằng chất liệu sang trọng để tạo sự thoải mái và độ bền.
Một số cách tuyệt vời để mặc quần lưng cao: Kết hợp với áo sáng màu; Thử với phụ kiện nổi bật như trâm cài cổ điển hoặc mũ hiện đại; Mặc cùng áo khoác vừa vặn để có vẻ ngoài trang trọng.
Váy sơ mi: Sự thanh lịch vượt thời gian

Váy sơ mi có lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thế kỷ 19, dần thay đổi theo thời gian và đã trở thành một phần không thể thiếu của thời trang nữ trong nhiều thế kỷ. Chúng mang đến sự thanh lịch vượt thời gian, trường tồn qua nhiều thế hệ. Những chiếc váy này trở nên rất phổ biến trong xu hướng thời trang những năm 1940 vì vẻ ngoài cổ điển, nữ tính của chúng.
Váy sơ mi đã trở lại mạnh mẽ. Điều này là nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với thời trang bền vững, mà xu hướng thời trang những năm 1940 chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách và sự thân thiện với môi trường. Chất liệu cotton lụa với họa tiết hoa, sọc đậm, rực rỡ. Cho dù bạn muốn có vẻ ngoài sang trọng, tinh tế hay giản dị, váy sơ mi đều phù hợp. Nó nắm bắt được tinh thần của xu hướng thời trang những năm 1940 hòa với một chút hơi thở của thời đại mới.
Cảm hứng từ quân đội và tính tiện ích

Thời trang lấy cảm hứng từ quân đội và tiện ích trở nên thịnh hành trong phong cách của phụ nữ vào những năm 1940. Thế chiến thứ II đã ảnh hưởng và tạo nên sự thay đổi rất nhiều trong thời trang. Ở Anh, chế độ phân phối quần áo bắt đầu vào ngày 1 tháng 6 năm 1941 và kéo dài đến năm 1949. Điều này dẫn đến việc tập trung vào quần áo thiết thực, bền chắc. Phụ nữ thậm chí còn mặc quần áo của chồng mình vì có rất ít lựa chọn. Ý tưởng “Tự may và tự sửa” đã khuyến khích tái sử dụng quần áo. Có tới 70% quần áo trong chiến tranh được làm từ quần áo cũ do tình trạng thiếu hụt.
Để hòa mình với dòng chảy hiện đại nhưng vẫn giữ được kiểu dáng quân đội điển hình, hãy chọn áo khoác boxy, váy ngắn, quần túi hộp, áo sơ mi, áo có cầu vai với chất liệu vải bền như cotton hoặc denim.
Victory Rolls và kiểu tóc Retro: Sự hoài niệm tuyệt đỉnh

Những kiểu tóc mang tính biểu tượng của những năm 1940 thực sự quyến rũ. Kiểu tóc Victory rolls nổi bật với những cuộn tóc tóc xoăn độc đáo, bồng bềnh phía trên đỉnh đầu hoặc ôm lấy mặt. Betty Grable đã làm cho kiểu tóc này trở nên nổi tiếng trong các bộ phim như “Moon Over Miami” và “I Wake Up Screaming”. Kết hợp Victory rolls với các kiểu tóc retro như tóc bob cổ điển hoặc tóc dài xoăn sẽ tăng thêm nét ấn tượng. Bên cạnh đó là màu son đậm để có vẻ ngoài quyến rũ và phụ kiện tóc như ngọc trai hoặc kim cương nhân tạo để thêm phần tinh tế.